Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Sân bay Tân Sơn Nhất có khu vui chơi miễn phí cho trẻ em

Ngày 26/10, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TIA) hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào khai thác một phần (phần cánh) của nhà ga quốc tế mở rộng nhằm tăng công suất khai thác, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải cho TIA.

Sảnh chờ ở khu vực mở rộng nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất
Sảnh chờ ở khu vực mở rộng nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất

Phần cánh nhà ga mở rộng gồm tầng trệt, 2 lầu, tổng diện tích gần 9.000 m2, nằm nối tiếp về phía Đông của nhà ga quốc tế T2 hiện hữu. Tại đây, TIA sẽ khai thác sảnh chờ và mở thêm 7 cổng ra máy bay, gồm 3 cổng tại tầng 3 đi bằng ống lồng và 4 cổng tại tầng trệt di chuyển bằng xe buýt.

Khu ghế ngủ miễn phí cho hành khách
Khu ghế ngủ miễn phí cho hành khách

Bên cạnh đó, TIA cũng đưa vào phục vụ hành khách 2 dịch vụ mới, miễn phí như: khu vực 20 ghế ngủ (100 m2) và khu vui chơi trẻ em (40 m2). Ngoài ra có dịch vụ phòng ngủ mini có thu phí.

Quốc Anh

Tag :Sân bay Tân Sơn Nhất, khu vui chơi trẻ em, nhà ga quốc tế, dịch vụ Hàng không, phục vụ hành khách

Thuyền viên thoát cướp biển Somalia: Ôm mẹ rồi mới tin mình đã trở về

"Em không biết diễn tả như thế nào niềm hạnh phúc này"

Phan Xuân Phương (áo xanh) trở về trong sự chào đón, chúc mừng của người thân và làng xóm.
Phan Xuân Phương (áo xanh) trở về trong sự chào đón, chúc mừng của người thân và làng xóm.

Hơn 15h30 ngày 26/10, chiếc xe chở ông Phan Xuân Linh (SN 1945) và con trai – Phan Xuân Phương (SN 1989) về đến nhà (xã Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn, Nghệ An). Rất đông bà con, làng xóm và cả những người chưa từng quen biết đã chờ chật cả sân.

Tháng 3/2012, 26 thuyền viên thuộc tàu Naham 3 mang cờ Oman, trong đó có 3 thuyền viên Việt Nam, gồm anh Phan Xuân Phương (Nghệ An) và anh Nguyễn Văn Hạ, Nguyễn Văn Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị cướp biển Somalia bắt giữ để đòi tiền chuộc. Ngày 22/10, nhóm thuyền viên này được thả tự do. Ngày 25/10, các viên viên này về tới Việt Nam, kết thúc quãng thời gian 4 năm, 8 tháng trong tay cướp biển Somalia.

Xuống xe, Phan Xuân Phương chạy ào vào nhà, nơi mẹ anh ngồi trên ghế, quỳ xuống đất mà ôm lấy mẹ. Ngày Phương ra đi, mẹ còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Biến cố xảy ra với người con trai khiến bà Lê Thị Hoa (SN 1955) suy sụp tinh thần, bị tai biến dẫn tới liệt nửa người. Biết tin con về Việt Nam từ hôm qua nhưng tình trạng sức khỏe không cho phép bà ra Hà Nội đón. Hơn 1 ngày qua, bà không thôi mong ngóng giờ phút đoàn tụ với con. Ôm đứa con trai trong tay, bà chỉ biết khóc, vuốt ve mãi mái tóc, khuôn mặt già dặn, gầy guộc và sương gió của con.

Niềm vui ngày đoàn tụ của Phương và người bà ngoại đã trên 80 tuổi sau gần 5 năm xa cách.
Niềm vui ngày đoàn tụ của Phương và người bà ngoại đã trên 80 tuổi sau gần 5 năm xa cách.

“Được gặp mẹ, em mới dám tin là mình đã trở về. Suốt 4 năm, 8 tháng qua, thứ duy nhất khiến em không ngừng hi vọng, hay nói đúng hơn là không cho phép mình ngừng hi vọng để vượt qua nỗi sợ hãi là sẽ có ngày được trở về với bố mẹ, với gia đình, làng xóm. Em không biết diễn tả như thế nào niềm hạnh phúc mà mình đã chờ đợi từng ngày, từng phút, từng giây này”, Phương xúc động tâm sự.

Người mẹ không thể trực tiếp ra đón con, đành ngóng qua cửa sổ. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Người mẹ không thể trực tiếp ra đón con, đành ngóng qua cửa sổ. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Ôm mẹ rồi mới dám tin mình đã được trở về. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Ôm mẹ rồi mới dám tin mình đã được trở về. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Người bác xúc động ôm cháu sau hơn 4 năm xa cách. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Người bác xúc động ôm cháu sau hơn 4 năm xa cách. (Ảnh: Nguyễn Duy)

(Ảnh: Nguyễn Duy)

(Ảnh: Nguyễn Duy)

Ra tận sân bay đón con từ hôm qua, gần như suốt cả thời gian đó đến lúc về, ông Phan Xuân Linh không hề chợp mắt bởi niềm hạnh phúc quá lớn lao mà mình và gia đình đang có. Sau hung tin Phương bị cướp biển Somalia bắt giữ, chỉ trong 1 đêm, mái tóc ông bạc trắng bởi lo lắng điều bất trắc có thể xảy ra đối với con trai. Cũng đã có lúc ông tưởng không còn hi vọng nhưng chính ông lại động viên vợ, động viên mình, rằng, Phương sẽ trở về, các cơ quan chức năng sẽ không bỏ rơi Phương và 2 bạn thuyền, dù rằng, phút giây này ông đã phải chờ đợi quá lâu.

Làng xóm láng giềng đến chia sẻ niềm vui với Phương và gia đình.
Làng xóm láng giềng đến chia sẻ niềm vui với Phương và gia đình.

“Phương trở về, đó là niềm vui sướng, hạnh phúc của tôi, của gia đình”, người cha nói, đôi mắt lấp lánh niềm vui, nhìn đứa con đi xa mới trở về trong vòng vây của mọi người.

Ôm chặt đứa cháu, bà Trần Thị Xuân (SN 1933, bà ngoại Phương) không giấu nổi niềm vui dù khóe mắt rưng rưng: “Thằng Phương bằng da bằng thịt về thật rồi, về với bà thật rồi. Nói dại, có khi bà sợ không được nhìn mặt cháu trước khi nhắm mắt xuôi tay. Về rồi, ở nhà thôi con ạ, bới đất lặt cỏ nhưng bà có cháu, mẹ có con…”.

Nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt người cha sau gần 1.700 ngày lo âu, thấp thỏm khi con trai rơi vào tay cướp biển Somalia.
Nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt người cha sau gần 1.700 ngày lo âu, thấp thỏm khi con trai rơi vào tay cướp biển Somalia.

Hỏi về kế hoạch sắp tới, Phương cười: “Nói thật em vẫn chưa có kế hoạch gì cả. Được về với bố mẹ, với gia đình, quá hạnh phúc. Theo “chỉ đạo” của bố, có lẽ em sẽ tìm một người tâm đầu ý hợp, lập gia đình, sớm ổn định cuộc sống và chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ”.

Vỡ òa phút giây đoàn tụ

Từ sáng sớm ngày 26/10, nghe tin các thuyền viên Nguyễn Văn Hạ (SN 1981, trú thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) và Nguyễn Văn Xuân (SN 1981, trú tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang trên đường về quê, hàng trăm người thân, xóm làng đã đến nhà đợi gặp các anh.

Đúng 19h30, chiếc xe chở 2 thuyền viên dừng bánh tại quê nhà. Vừa trông thấy các thuyền viên bước ra khỏi xe, nhiều người đã lao đến ôm chầm lấy các anh. Những giọt nước mắt, những nụ cười, niềm hạnh phúc vỡ òa trong phút giây đoàn tụ.

“Cảm giác rất hạnh phúc, sau hơn 4 năm chờ đợi cuối cùng tôi cũng được về nhà. Tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn Đảng và Nhà nước, cảm ơn mọi người, cảm ơn truyền thông, cảm ơn những nhà hảo tâm đã giúp đỡ gia đình trong thời gian qua”, anh Hạ nghẹn ngào chia sẻ.

Đúng 19h30 ngày 26/10, xe chở các thuyền viên về đến quê nhà Hà Tĩnh.
Đúng 19h30 ngày 26/10, xe chở các thuyền viên về đến quê nhà Hà Tĩnh.

Nước mắt...

Nước mắt...

... và nụ cười đoàn tụ.

... và nụ cười đoàn tụ.

Mẹ anh Xuân đã ngất xỉu khi được gặp lại con trai sau hơn 4 năm xa cách tuyệt vọng.
Mẹ anh Xuân đã ngất xỉu khi được gặp lại con trai sau hơn 4 năm xa cách tuyệt vọng.

Hoàng Lam - Xuân Sinh - Minh Đức

Tag :Cướp biển Somalia, Trở về, đoàn tụ, Thuyền viên, ôm mẹ, niềm vui, vui sướng, kế hoạch, Phan Xuân Phương, Nghệ An

Hàng trăm người chặn cổng công ty xi măng phản đối ô nhiễm

Người dân tập trung trước cổng công ty phản đối ô nhiễm.

Người dân tập trung trước cổng công ty phản đối ô nhiễm.

Ghi nhận tại hiện trường, vào 7h30 ngày 26/10, khoảng 200 người gồm già, trẻ, trai, gái, thậm chí cả trẻ em... ở xóm Ao Kềnh, xã Thành Lập, tập trung trước cổng Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn đóng chân trên địa bàn xã Thành Lập. Những người dân này dựng lều trại ngay trước cổng công ty, ngăn chặn các phương tiện ra vào nhà máy.

Hậu quả khiến công ty không xuất bán được xi măng và cũng không nhập được nguyên liệu; một số xe ô tô ở các tỉnh đến nhập xi măng phải nằm chờ bên ngoài.

Theo người dân, nguyên nhân khiến họ phải tập trung phản đối là do từ nhiều năm nay, Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn hoạt động gây khói bụi ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người dân, năng suất cây trồng...

Năm 2013, công ty đã cam kết với người dân khắc phục khói bụi ô nhiễm, tuy nhiên đến nay tình trạng này vẫn không hề được cải thiện.

Nhiều người đưa cả con nhỏ ra trước cổng công ty gây sức ép, phản đối ô nhiễm.

Nhiều người đưa cả con nhỏ ra trước cổng công ty gây sức ép, phản đối ô nhiễm.

Đỉnh điểm ngày 25 và sáng ngày 26/10, khói bụi mù mịt từ công ty xi măng bị gió thổi về hướng xóm Ao Kềnh, xã Thành Lập khiến người dân không chịu nổi, nên đã kéo nhau ra công ty gây sức ép, yêu cầu công ty phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường dưới mức cho phép và phải có trách nhiệm về tình trạng ô nhiễm mà công ty gây ra.

Trước tình trạng người dân tập trung "bao vây" cổng công ty gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, lãnh đạo Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn đã gặp gỡ đại diện người dân, nhận trách nhiệm và hứa sẽ khắc phục ô nhiễm. Cơ quan chức năng huyện Lương Sơn cũng có mặt động viên người dân giải tán, chỉ đạo Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn phải có biện pháp khắc phục ô nhiễm và cam kết bằng văn bản với người dân.

Đến tối qua, sự việc đã dịu xuống, đa số người dân đã trở về nhà. Đến 23h đêm chỉ còn một số ít người ở lại.

Được biết hôm nay 27/10, sẽ có cuộc làm việc giữa lãnh đạo xã Thành Lập, đại diện người dân và Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn, dưới sự giám sát của cơ quan chức năng huyện Lương Sơn và các cơ quan thông tấn báo chí.

Đàm Quang

Tag :Huyện Lương Sơn, tình trạng ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm, dân phản đối, công ty xi măng Vĩnh Sơn

Hà Nội: Hàng nghìn con cá chết nổi trên hồ Linh Đàm

Theo quan sát của PV Dân trí tối 26/10, lượng cá chết khá lớn, dạt vào bờ, trắng xóa cả một đoạn kè dài vài trăm mét. Mùi hôi thối bốc lên khiến những người đi tập thể dục buổi tối quanh hồ rất khó chịu.

Nhiều cá lớn chết bất thường, trôi dạt vào ven bờ.
Nhiều cá lớn chết bất thường, trôi dạt vào ven bờ.

Anh Mai Anh Tuân (SN 1980, trú tại chung cư HH3C Linh Đàm) cho hay, như thường lệ, anh đưa vợ bầu đi dạo quanh hồ. Tuy nhiên, tối 26/10, mới vừa đi đến gần bờ kè đoạn ven khu biệt thự số 5 bán đảo Linh Đàm, mùi hôi thối xộc lên khiến vợ anh buồn nôn nên cả hai phải quay về.

Vẫn thường câu cá tại một hồ nhỏ thông với hồ Linh Đàm, anh Phùng Anh Chiến (SN 1991, quê Nam Định; hiện thuê trọ tại Thanh Xuân, Hà Nội) thông tin, khoảng 20h tối 26/10, anh đang ngồi câu thì nghe mọi người nói có nhiều cá chết ở hồ Linh Đàm.

Anh Chiến với con cá nặng vài kg trôi dạt vào bờ.
Anh Chiến với con cá nặng vài kg trôi dạt vào bờ.

“Tôi chạy sang xem thì thấy rất nhiều cá lớn nổi lập lờ ven bờ. Lúc sau, gió to, xác cá bị thổi dạt vào bờ, trắng xóa cả một đoạn dài. Chắc phải đến vài nghìn con” - anh Chiến kể.

Càng về khuya, lượng cá chết trôi dạt vào bờ càng tăng lên. Khu vực giữa hồ, nhiều xác cá nổi lập lờ.

Cá chết gồm nhiều loại như trôi, trắm, cá chim, chép… Phần lớn cá chết đều khá to, có con nặng tới 5-6 kg.

Cá chết có nhiều loại, thậm chí có cả loại cá khỏe mạnh như cá chim.
Cá chết có nhiều loại, thậm chí có cả loại cá khỏe mạnh như cá chim.

Ghi nhận của PV Dân trí, gần đêm 26/10, một nhóm khoảng 7-8 người đàn ông đi xe máy đến hồ Linh Đàm, thu gom xác cá vào thùng tôn, bao tải lưới chở đi. Những người này cho biết, họ được chủ hồ thuê chở cá chết về để làm phân.

Rạng sáng 27/10, một số người mặc sắc phục công an cũng đã có mặt tại hiện trường.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Tiến Nguyên

Tag :cá chết, ô nhiễm, hồ linh đàm, người dân hoang mang, mùi hôi thối

Nữ sinh tử vong trong nhà trọ sau 4 ngày mất liên lạc

Ngày 27/10, Công an quận Cầu Giấy đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của một nữ sinh trong nhà trọ trên địa bàn quận.

Khu vực ngách trong ngõ 175 Xuân Thủy, nơi có nhà trọ xảy ra vụ việc.
Khu vực ngách trong ngõ 175 Xuân Thủy, nơi có nhà trọ xảy ra vụ việc.

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân tên H. (SN 1994, quê Vĩnh Phúc), đang thuê nhà tại một khu trọ trong ngách 24, ngõ 175 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.

Vụ việc được phát hiện vào khoảng 20h tối 26/10. Một đôi nam nữ đến khu trọ trên hỏi chủ nhà để gặp nữ sinh trên vì 4 ngày nay họ không liên lạc được.

Chủ nhà trọ kiểm tra thì vẫn thấy xe của H. để dưới nhà; phòng trọ của H. khóa trái từ bên trong. Nghi có chuyện bất thường, chủ nhà trọ đã gọi tổ dân phố đến chứng kiến và phá cửa.

Khi mở cửa, mọi người tá hỏa phát hiện nạn nhân đang nằm chết trong nhà, thi thể đã có mùi khó chịu.

Sự việc ngay lập tức được báo đến cơ quan công an. Nhận tin báo, Công an quận Cầu Giấy và các phòng nghiệp vụ CATP Hà Nội đã có mặt, phong tỏa, khám nghiệm hiện trường.

Nguyên nhân vụ việc đang được làm rõ.

Tiến Nguyên

Tag :nữ sinh, tự tử, 4 ngày mất liên lạc, nữ sinh tử vong, mất liên lạc, công an quận cầu Giấy

Tử tù hiến tạng, hiến xác: Khó thực hiện

Mới đây, tử tù Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát sáu người một nhà tại Bình Phước) đã có mong muốn được hiến xác cho y học.

Xin hiến xác, hiến tạng cho y học

Theo thông tin từ trại giam ở tỉnh Bình Phước mà Dương đang chờ thụ án, Dương trao đổi với cán bộ trại rằng có ý định muốn hiến xác cho y học để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu nhằm chuộc lại một phần lỗi lầm. Gia đình Dương cũng hoàn toàn ủng hộ ý nguyện này. Ngoài ra, Dương còn xin được thi hành án sớm để không phải sống trong những ngày dằn vặt…

Tháng 7-2015, Dương cùng hai đồng phạm đã sát hại sáu người một nhà tại huyện Chơn Thành (Bình Phước). Tháng 12-2015, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm đã phạt Dương án tử hình về các tội giết người, cướp tài sản. Sau đó, Dương chấp nhận bản án và không kháng cáo.

Một vụ khác, tháng 7-2016, khi phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hà Nội xét xử Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi) về các tội giết người, cướp tài sản sắp diễn ra, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội, bào chữa cho Kỳ) cho biết bị cáo này mong muốn được hiến tạng nếu phải nhận mức án tử hình. “Kỳ muốn sám hối về tội lỗi của mình. Kỳ hy vọng các bộ phận cơ thể mình sẽ phục vụ cho y học để cứu giúp được nhiều người khác có cơ hội được sống” - luật sư Thơm nói.

Rạng sáng 7-12-2015, Kỳ lẻn vào nhà một hộ dân ở huyện Thạch Thất trộm cắp tài sản. Bị phát hiện, Kỳ đã sát hại hai cha con chủ nhà, làm trọng thương hai người khác. Sau đó, Kỳ bị VKSND TP Hà Nội truy tố về hai tội giết người và cướp tài sản. Xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã phạt Kỳ mức án tử hình.

Nguyễn Hải Dương (người mong muốn được hiến xác) tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: H.GIANG
Nguyễn Hải Dương (người mong muốn được hiến xác) tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: H.GIANG

Rất khó thực hiện

Mong muốn được hiến tạng, hiến xác của tử tù như trên được đánh giá là thể hiện sự sám hối. Cơ thể của họ sẽ hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu trong ngành y, cũng là cơ hội để ngành y mang đến sức khỏe cho bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc này rất khó thực hiện trên thực tế.

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (người bào chữa cho Nguyễn Văn Kỳ), từ trước tới nay chưa có tử tù nào được chấp nhận hiến tạng, hiến xác cả. Đây là vấn đề rất khó: Thứ nhất, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Tuy nhiên, cả luật này lẫn Luật Thi hành án hình sự đều không quy định về hiến tạng, hiến xác đối với tử tù. Thứ hai, theo Luật Thi hành án hình sự, khi thi hành án tử đối với các bị án thì phải tiêm thuốc độc. Mà khi đã tiêm thuốc độc vào người thì liệu cơ thể có đảm bảo để hiến tạng, hiến xác hay không là cả một vấn đề mà y học phải nghiên cứu. Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định.

Dù vậy, luật sư Thơm vẫn đề xuất cần nghiên cứu có cơ chế pháp lý tạo điều kiện cho tử tù được thực hiện ước nguyện bởi “đây là một hành động mang tính nhân văn cao, thể hiện sự sám hối, sự hướng thiện của con người trước khi chết”.

Trong khi đó, theo Thiếu tướng Trần Thế Quân (Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an), việc tử tù muốn hiến tạng, hiến xác đã đặt ra từ lâu. “Kể cả khi xây dựng Luật Thi hành án hình sự, Quốc hội cũng từng bàn nhưng cuối cùng quyết định không đưa vào” - Thiếu tướng Quân cho biết.

Theo Thiếu tướng Quân, có nhiều vướng mắc đặt ra nếu chấp nhận cho tử tù hiến tạng, hiến xác:

Thứ nhất, tương tự như luật sư Thơm, Thiếu tướng Quân cho rằng hiện nay tử tù bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc nên cơ thể, nguồn tạng sẽ không được đảm bảo. Ngoài ra, việc hiến tạng được tiến hành trước hay sau khi thi hành án cũng là một câu hỏi khó giải đáp. Bởi lẽ mục đích của việc tử hình không chỉ nhằm trừng trị tội ác tử tù đã gây ra mà còn để bản thân tử tù hiểu được và tiếp nhận hình phạt này. Nếu chấp thuận việc hiến tạng trước khi thi hành án thì mục đích này sẽ không đạt được đầy đủ.

Thứ hai, cần lưu ý đến cả vấn đề chất lượng mô, tạng trong trường hợp chấp nhận cho hiến bởi thực tế có nhiều tử tù mang rất nhiều bệnh tật, bệnh truyền nhiễm, thậm chí là HIV.

Thứ ba, yếu tố tâm linh cũng là vấn đề cần quan tâm bởi nếu người được ghép tạng nghĩ đến việc trong cơ thể mình đang mang bộ phận của một tử tù từng phạm trọng tội thì chắc hẳn ai cũng có nhiều băn khoăn.

Về ý kiến cho rằng nên có hành lang pháp lý để đáp ứng nguyện vọng hiến tạng, hiến xác của tử tù, Thiếu tướng Quân nói: “Nếu quy định việc này thì nhất thiết phải quy định trong luật chứ không thể quy định trong văn bản dưới luật. Trên thực tế rất ít trường hợp tử tù xin hiến tạng, hiến xác. Khi nào có nhiều trường hợp thì sẽ đưa ra bàn bạc chứ không thể vì một, hai trường hợp cá biệt mà sửa luật được”.

Sẽ bế tắc!

Trước thông tin tử tù Nguyễn Hải Dương xin hiến xác, chiều 26-10, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh (Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an) khẳng định pháp luật chưa cho phép tử tù được hiến tạng, hiến xác. “Thời điểm này không nên đặt vấn đề cho tử tù hiến xác vì rất bế tắc, không thể thực hiện được khi bị án bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, nội tạng tử tù” - Trung tướng Ngọc Anh nhận xét.

Về vấn đề này, GS Trịnh Hồng Sơn (Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia - Phó Giám đốc BV Việt Đức) cho biết hiện pháp luật chưa công nhận tử tù được hiến tạng, hiến xác nên ngành y tế không có ý kiến gì.

Theo Hương Giang
Pháp luật TPHCM

Tag :pháp luật quy định, Nguyễn Hải Dương, kẻ chủ mưu, tỉnh Bình Phước, hiến xác, hiến tạng, tử tù

Hà Nội: Đồ chơi ma quỷ tràn ngập phố cổ trước ngày Halloween

Vài năm trở lại đây, ngày lễ Halloween được nhiều bạn trẻ hào hứng tham gia. Thị trường hàng hóa, đồ hóa trang phục vụ cho ngày lễ này vì thế cũng trở lên sôi động, hút khách. Tại một số tuyến phố ở Hà Nội như phố Lương Văn Can, Hàng Mã…, các sản phẩm dành cho Halloween được bày bán khá nhiều với đủ chủng loại, mẫu mã và màu sắc. Nhìn chung giá cả các mặt hàng năm nay không tăng so với mọi năm. Cụ thể, các mặt nạ quỷ, cướp biển, ma quái… có giá từ 20 – 50.000/chiếc; bàn tay máu chạy bằng điện giá 60.000 đồng/chiếc; quần áo phù thủy giá 90.000 đồng/bộ. Ngoài ra, các phụ kiện hóa trang đi kèm như: tóc giả, mũ đội đầu, gậy đầu lâu… có giá từ 15.000 – 100.000/sản phẩm. Theo những người kinh doanh, các sản phẩm này đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Anh Minh (một tiểu thương bán đồ Halloween tại phố Hàng Mã) cho hay, năm nay mẫu mã các mặt hàng hóa trang có phần đa dạng hơn so với mọi năm. Lượng người mua sắm cũng nhộn nhịp, đông vui hơn. Ngoài những sản phẩm truyền thống như áo choàng, mặt nạ…, năm nay cửa hàng anh Minh còn bày bán thêm các hình nộm điện tử phát sáng, búp bê ma, bù nhìn mô phỏng phù thủy, ma quỷ…

Theo anh Minh, đồ hóa trang Halloween thường chỉ được dùng một lần nên người mua có tâm lý chọn đồ có giá cả phải chăng nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố bắt mắt, sinh động. “Các đồ trang trí chủ yếu được thiết kế từ các tông màu sắc mạnh như: trắng, đen, đỏ, cam… Thường thì sinh viên, giới trẻ có xu hướng chọn những đồ độc, lạ, đúng chất kinh dị và ma quái. Trong khi ở các trường học, các em học sinh lại thích những đồ hóa trang nhẹ nhàng.”, anh Minh nói.

Ngoài những đồ bán sẵn, nhiều cửa hàng cũng nhận đặt hàng may hoặc thiết kế những đồ hóa trang theo yêu cầu của khách hàng với giá thường cao gấp từ 2 – 3 lần so với các đồ hóa trang thông thường.

Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận được tại phố Hàng Mã và phố Lương Văn Can (Hà Nội):

Thị trường mua bán đồ hóa trang Halloween khá nhộn nhịp và sôi động
Thị trường mua bán đồ hóa trang Halloween khá nhộn nhịp và sôi động

Năm nay, giá cả các mặt hàng không tăng nhiều so với mọi năm. Trung bình quần áo phù thủy có giá 90.000 đồng/bộ. Các phụ kiện hóa trang đi kèm như: tóc giả, mũ đội đầu, gậy đầu lâu và mặt nạ ma quỷ… có giá từ 15.000 – 100.000 đồng/sản phẩm.

Năm nay, giá cả các mặt hàng không tăng nhiều so với mọi năm. Trung bình quần áo phù thủy có giá 90.000 đồng/bộ. Các phụ kiện hóa trang đi kèm như: tóc giả, mũ đội đầu, gậy đầu lâu và mặt nạ ma quỷ… có giá từ 15.000 – 100.000 đồng/sản phẩm.

Một chiếc mặt nạ ma thần chết có giá 20.000 đồng/sản phẩm
Một chiếc mặt nạ ma "thần chết" có giá 20.000 đồng/sản phẩm

Một bộ hình nộm xương người phát quang khá hút khách chọn mua
Một bộ hình nộm xương người phát quang khá "hút" khách chọn mua

Chiếc mặt nạ đầu lâu có mũ choàng với giá vào gần 30.000 đồng
Chiếc mặt nạ "đầu lâu" có mũ choàng với giá vào gần 30.000 đồng

Một số phụ kiện hóa trang như: gậy phù thủy, dao, lưới hái... có giá bán từ 30.000 - 50.000 nghìn đồng
Một số phụ kiện hóa trang như: gậy phù thủy, dao, lưới hái... có giá bán từ 30.000 - 50.000 nghìn đồng

Những chiếc nơ khá xinh xắn dùng để hóa trang cho những bạn nữ
Những chiếc nơ khá xinh xắn dùng để hóa trang cho những bạn nữ

Hình nộm trang trí đêm Halloween trông khá kinh dị
Hình nộm trang trí đêm Halloween trông khá kinh dị

Những hình nộm trang trí kỳ quái cũng được khá nhiều người chọn lựa trong dịp Halloween năm nay
Những hình nộm trang trí kỳ quái cũng được khá nhiều người chọn lựa trong dịp Halloween năm nay

Hà Trang

Tag :mặt nạ quỷ, ngày halloween, phố Hàng Mã

Quảng Bình “nắn” các địa phương trong hoạt động cứu trợ lũ lụt

Văn bản này cũng chỉ đạo cơ sở quán triệt đến tận thôn, bản việc tiếp nhận và phân phối hàng, tiền hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đến tay người dân; đảm bảo tiền, hàng hỗ trợ đến đúng đối tượng, đủ số lượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân cứu trợ.

Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để địa phương mình xảy ra sai phạm.

Anh Lê Vũ Thành, một người dân ở thôn Trung Thôn rất bất bình trước việc làm trái khoáy của cán bộ thôn vì đã tự ý thu tiền cứu trợ của dân
Anh Lê Vũ Thành, một người dân ở thôn Trung Thôn rất bất bình trước việc làm "trái khoáy" của cán bộ thôn vì đã tự ý thu tiền cứu trợ của dân

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cán bộ có dấu hiệu tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt tiền, quà cứu trợ của người dân.

Được biết, trước đó ngay sau khi lụt bão xảy ra, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã có văn bản số 2400/VPUBND-KTTH ngày 20/10/2016 về việc tổ chức tiếp nhận hỗ trợ lũ lụt.

Trước đó, sáng ngày 25/10, Báo điện tử Dân trí cùng một số tờ báo khác đã phản ánh tình trạng cán bộ thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn và nhiều địa phương khác ở Quảng Bình tự ý thu tiền cứu trợ của người dân để chia đều cho những hộ khác trong thôn, gây bức xúc trong dân.

Ngay sau khi báo đăng, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc, và sẽ có hình thức xử lý nghiêm đối với những người để xảy ra sai phạm .

Ngay trong chiều ngày 25/10, Ban công tác Mặt trận thôn Trung Thôn đã đến từng nhà trả lại toàn bộ số tiền cứu trợ đã “truy thu” và gửi lời xin lỗi đến các hộ dân. UBND xã Quảng Trung cũng đã kiểm điểm bằng hình thức nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Tin, ảnh: Đặng Tài

Tag :thu tiền cứu trợ của dân, Báo điện tử Dân trí, Chủ tịch UBND tỉnh, tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài, trả lại cho dân, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm

Xót xa nhìn dàn xe gần 80 tỷ đồng bị... "vứt xó"

Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, do Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC; gồm 9 cổ đông, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chiếm tỷ lệ góp vốn lớn nhất với 30%) làm chủ đầu tư. Tháng 9/2009, TIC chính thức khởi động dự án bằng việc thực hiện thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ.

Dự án ngưng hoạt động, không nhà bảo quản, nên dàn xe Volvo khủng nằm giữa nắng mưa suốt 5 năm qua.
Dự án ngưng hoạt động, không nhà bảo quản, nên dàn xe Volvo khủng nằm giữa nắng mưa suốt 5 năm qua.

Quá trình triển khai dự án, hàng loạt bất cập trong thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác đã lộ rõ. Đặc biệt, năng lực tài chính của chủ đầu tư TIC quá yếu, đến tháng 11/2011, tổng số vốn các cổ đông đóng góp mới chỉ đạt hơn 1.000 tỷ đồng, bằng 42,08% vốn điều lệ.

Hàng loạt hệ lụy xảy ra, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, thiếu tiền thanh toán cho nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, thiếu tiền xây dựng khu tái định cư… Khó khăn chồng chất, cộng với hàng loạt vấn đề về kỹ thuật, công nghệ buộc TIC phải tạm ngưng hoạt động từ tháng 7/2011 để điều chỉnh lại dự án theo yêu cầu của các bộ, ngành trung ương.

Ảnh hưởng của việc này là dàn xe siêu tải hiệu Volvo mà TIC nhập về để phục vụ tiểu dự án bóc đất tầng phủ phải "nằm xó". Trong quá trình triển khai bóc đất, nhận thấy các phương tiện vận tải mà đơn vị triển khai dù hoạt động hết công suất vẫn không đảm bảo tiến độ, TIC đã quyết định nhập lô xe vận tải Volvo 10 chiếc, do Thụy Điển sản xuất, trị giá mỗi chiếc lên đến 7,8 tỷ đồng; có công suất vận chuyển hơn 7.000 m³/ngày.

Từ khi dự án tạm ngưng hoạt động đến nay, những chiếc xe khủng này phải nằm "đắp chiếu", phơi nắng mưa suốt 5 năm.

Theo tìm hiểu, dù thấy rõ dàn xe khủng đang xuống cấp nhưng TIC chưa tìm ra hướng giải quyết khối tài sản này. Việc cho thuê dàn xe gặp khó khăn bởi đây là những chiếc xe được thiết kế riêng cho vùng mỏ, khó có thể hoạt động tại các dự án khác. Như lời ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc TIC, hiện công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính nên chỉ còn cách cho nổ máy định kỳ, chờ dự án tái khởi động trở lại.

Một số hình ảnh dàn xe vận tải Volvo khủng TIC nhập từ Thụy Điển, nằm phơi nắng mưa suốt 5 năm, vừa do PV Dân trí mới ghi lại:

Mỗi chiếc Volvo do Thụy Điển sản xuất như thế này có trị giá lên đến 7,8 tỷ đồng. Việc phải đắp chiếu dài ngày khiến dàn xe đối mặt nguy cơ hư hỏng.

Mỗi chiếc Volvo do Thụy Điển sản xuất như thế này có trị giá lên đến 7,8 tỷ đồng. Việc phải đắp chiếu dài ngày khiến dàn xe đối mặt nguy cơ hư hỏng.

Cùng với dàn xe Volvo vận tải siêu khủng, nhiều máy đào, máy xúc cỡ lớn phục vụ dự án cũng chịu chung số phận đắp chiếu suốt nhiều năm qua.
Cùng với dàn xe Volvo vận tải siêu khủng, nhiều máy đào, máy xúc cỡ lớn phục vụ dự án cũng chịu chung số phận đắp chiếu suốt nhiều năm qua.

Chiếc gàu múc gỉ sét do lâu không được sử dụng.

Chiếc gàu múc gỉ sét do lâu không được sử dụng.

Hà Phương

Tag :Sắt Thạch Khê, xe Volvo, đất tầng phủ, TIC, Hà Tĩnh, xót xa, vứt xó, xe khủng

Vì sao Tổng Thanh tra Chính phủ chưa tiếp công dân định kỳ hàng tháng?

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh chủ trì cuộc họp báo thường kỳ sáng 27/10 (Ảnh: Thế Kha)
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh chủ trì cuộc họp báo thường kỳ sáng 27/10 (Ảnh: Thế Kha)

Giải đáp thắc mắc này, ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, một trong những nhiệm vụ được Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu quan tâm đặc biệt từ khi tiếp nhận nhiệm vụ tới nay chính là công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

“Việc này rất rộng. Còn bố trí tiếp một vụ hay hai vụ như trước đây còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tôi phải khẳng định, việc đi các địa phương hay đến các bộ ngành làm việc, Tổng Thanh tra Chính phủ đều quán triệt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Việc tổ chức tiếp còn tùy vào tình hình, yêu cầu, còn đốc thúc chung trong ngành thì đồng chí rất quán triệt”- ông Khánh nói.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong 3 tháng qua cơ quan này đã tăng cường quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tham mưu xây dựng Báo cáo công tác khiếu nại, tố cáo năm 2016 của Chính phủ và tham mưu Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng góp phần nâng cao trách nhiệm, kỷ cương và hiệu quả trong công tác này.

Cụ thể, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp gần 91.000 lượt công dân với trên 45.000 vụ việc; có 1.200 đoàn đông người. Ngoài ra, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã xử lý trên 38.000 đơn đủ điều kiện (tăng 11% so với quý II/2016) trong tổng số 60.000 đơn đã tiếp nhận; có 8.500 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; trong đó, Thanh tra Chính phủ đã xử lý gần 1.200 đơn. Qua xử lý đơn, Thanh tra Chính phủ đã phát hành 583 văn bản hướng dẫn công dân khiếu nại và 232 văn bản chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết.

Đối với giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác minh, ban hành 10 báo cáo, kết luận gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết các vụ việc; kiểm tra đôn đốc phối hợp với các địa phương và các cơ quan chức năng giải quyết, đặc biệt là các đoàn đông người. Các bộ ngành, địa phương đã giải quyết gần 5.500 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 64,6%. Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại quyền lợi cho 348 người với số tiền 16 tỷ đồng, 3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 177 người.

Thế Kha

Tag :Thanh tra Chính phủ, Phan Văn Sáu, Ngô Văn Khánh, tiếp công dân, khiếu nại tố cáo, Luật Tiếp công dân, phòng chống tham nhũng